An toàn bay Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam

Tiếp viên hàng không dùng khẩu trang để tránh virus corona

Theo thông tin từ Vietnam Airlines, đoàn tiếp viên của hãng đã chủ động cấp khẩu trang, găng tay y tế trên các chuyến bay đến hoặc từ Trung Quốc. Điều này giúp đảm bảo sẵn sàng trong trường hợp có triển khai từ các nhà chức trách, khi bệnh bùng phát hoặc phục vụ khách có dấu hiệu nghi ngờ hay phát hiện bị nhiễm virus Corona.

Vietnam Airlines cũng cho hay văn phòng chi nhánh của hãng tại Trung Quốc và các quốc gia có phát hiện virus corona sẽ chủ động báo cáo, đánh giá tình hình.

Trong quá trình phục vụ, nếu phát hiện có khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh hãng sẽ lập tức phối hợp với bộ phận y tế tại sân bay để kiểm tra.

An ninh

Hệ thống

Sau năm 1975, lịch sử của ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã ghi nhận những vụ cướp máy bay đa phần là vì mục đích tị nạn chính trị.

Sau vụ không tặc đầu tiên xảy ra ngày 29 tháng 10 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trang bị cho tổ lái mỗi người một súng ngắn K54 và gia cố lại cửa buồng lái, đồng thời quy định cửa buồng lái luôn luôn đóng. Tiếp viên khi đưa nước, thức ăn cho tổ lái phải gõ cửa theo ám hiệu riêng. Hai mươi chiến sĩ của trung đoàn 144 (Trung đoàn bảo vệ cơ quan Trung ương Đảng, Nhà nước và cơ quan Bộ Quốc phòng) được đưa sang Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam để làm cảnh vệ trên không, đi theo bảo vệ các chuyến bay dân sự. Mỗi người được trang bị một khẩu súng ngắn K54.[63]

Sau vụ tấn công khủng bố vào Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 năm 2001, Vietnam Airlines thông báo một loạt các biện pháp nhằm cải thiện an ninh tại sân bay cũng như trên máy bay, trong đó có:

  • Những hệ thống khóa mới trên các máy bay cho phép buồng lái hoàn toàn cách ly với cabin hành khách trong suốt chuyến bay.
  • Bổ sung thêm lực lượng an ninh tại sân bay và tăng cường kiểm tra khách hàng.
  • Các máy chiếu tia X mới và những dụng cụ soi khác.

Các vụ không tặc

Thời gianMã chuyến bayLộ trìnhThủ phạmDiễn biếnMô tả thiệt hại
Ngày 29 tháng 10 năm 1977[63]DC3 số hiệu 509Sài Gòn đi Rạch Giá4 tênChuyến bay khoảng 15 phút thì bọn không tặc hành động. Bọn không tặc dí súng vào đầu cơ trưởng và cơ phó, bắt phải bay đi Singapore. Để bảo vệ tính mạng hành khách, tổ lái phải làm theo yêu cầu của chúng. 

Tổ lái đề nghị bay qua Sân bay quốc tế U-Tapao để tiếp thêm xăng rồi mới bay tiếp sang Singapore. Singapore từ chối cho phép hạ cánh ở sân bay Changi, yêu cầu hạ cánh tại một sân bay quân sự nhỏ. Khi máy bay hạ cánh, bọn không tặc quăng súng, giơ tay xin đầu hàng, bàn giao máy bay, tổ lái và hai thi thể, xin tị nạn chính trị.

Nguyễn Đắc Hòa - học việc về lái phụ, dẫn đường trên không và anh Nguyên - cơ giới kiêm thợ máy trên không hy sinh
Ngày 28 tháng 6 năm 1978[64][65]DC4 số hiệu 501Đà Nẵng - Buôn Ma Thuột - Tân Sơn Nhất
  • Nguyễn Văn An (chủ mưu)
  • Châu Đình Dũng
  • Trần Văn Thảo
  • Chênh Sênh Công
  • Châu Đình Kính 
  • Những đồng bọn khác là Sương (vợ An), Huệ, Mai, Sơn.
Khi bay được 15 phút, ở độ cao 2.700m gần đến không phận Quảng Ngãi thì bọn không tặc ra tay. Trên buồng lái có năm người: cơ trưởng Nam; cơ phó Nghĩa; cơ phó, cơ giới chính Sâm; cơ giới phụ Nhung; dẫn đường Hương. Tiếp viên hàng không là Ngô Kim Thanh và Huỳnh Thu Cúc. Chúng uy hiếp 2 tiếp viên hàng không. Trong buồng lái, nghe tiếng ồn ào ngoài khoang hành khách, ba thành viên tổ lái được phân công ra chặn cửa trong khi cơ trưởng báo về sân bay Đà Nẵng có không tặc và xin phép quay lại sân bay. Máy bay đã quay về đến không phận Đà Nẵng, đang hạ thấp độ cao chuẩn bị hạ cánh. Biết không thể dùng sức mở cửa buồng lái, một tên không tặc ném lựu đạn về phía cửa buồng lái nhưng quả lựu đạn bật văng trở lại nổ ngay hắn. Sau khi lựu đạn nổ, bụng máy bay bị thủng một lỗ. Bọn không tặc điên cuồng bắn vào động cơ và thùng xăng để làm cháy máy bay cho tất cả cùng chết nhưng sức gió mạnh quá làm bọn chúng bắn trượt. Một tên hoảng loạn bắn bung cánh cửa dành cho hành khách lên xuống để tất cả nhảy xuống.
  • Phi hành đoàn bị không tặc bắn bị thương
  • Nguyễn Văn An bị Tòa án quân sự xử phạt mức án tử hình ngày 4 tháng 10 năm 1978. Những đồng phạm còn lại bị xử phạt từ 2-8 năm tù.
  • Châu Đình Dũng - kẻ cầm lựu đạn rút chốt và bị chính quả lựu đạn đó văng ngược lại nổ chết tại chỗ. 
  • Trần Văn Thảo, Chênh Sênh Công, Châu Đình Kính nhảy ra khỏi máy bay và chết.
Ngày 7 tháng 2 năm 1979[66]AN24 mang số hiệu 226Gia Lâm - Đà Nẵng - Tân Sơn Nhất6 tên (trong đó tên Thục - hoa tiêu máy bay UH-1 của quân đội chế độ cũ là chủ mưu).Sau khi trả và đón khách tại Đà Nẵng, máy bay tiếp tục hành trình đi Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 20 phút, đạt đến độ cao bay bằng, tên Thục cùng đồng bọn hàng ghế đầu đứng phắt dậy đi đến người phụ nữ (vợ Thục) để lấy hộp sữa có hình trái lựu đạn uy hiếp chuyến bay. Nguyễn Đắc Thoại[67] - nhân viên an ninh trên chuyến bay đã ngăn chặn âm mưu trên.Với chiến công tiêu diệt bốn tên không tặc (trong đó có tên chủ mưu), bảo đảm an toàn cho hành khách và máy bay. Nguyễn Đắc Thoại (lúc này đã thành thương binh) được tặng thưởng Huân chương chiến công, phong vượt cấp quân hàm từ trung sĩlên thiếu úy.
Ngày 4 tháng 9 năm 1992[68]Boeing 737Băng Cốc đến Thành phố Hồ Chí MinhLý TốngKhoảng 30 phút trước khi máy bay đến Thành phố Hồ Chí Minh thì Lý Tống bắt đầu hành động. Khi được phục vụ bữa ăn tối trên máy bay, Lý Tống đã lấy cắp con dao inox trên khay thức ăn để uy hiếp mở cửa buồng lái. Lý Tống bắt cơ trưởng phải bay vòng quanh khu vực trung tâm Sài Gòn và mở cửa sổ để hắn rải truyền đơn. Sau khi rải xong truyền đơn, Lý Tống yêu cầu cơ trưởng phải điều khiển máy bay lên độ cao 2.300m phải bay qua khu vực quận 8 để hắn nhảy dù. Máy bay hạ cánh an toàn, không ai trên máy bay bị thương. Lý Tống bị kết án 20 năm tù. Năm 1998 được ân xá và cho về Hoa Kỳ.

Tai nạn

Trong vòng 20 năm qua, Vietnam Airlines đã hứng chịu ba tai nạn nghiêm trọng. Những vụ tai nạn chết người này đều liên quan đến những chiếc máy bay do Nga chế tạo. Những loại máy bay này đã bị loại ra khỏi đội bay kể từ những ngày đó. Một vài tai nạn không thương vong đã xảy ra với Tupolev Tu-134 khi nó va chạm mạnh trong lúc hạ cánh. Ít nhất hai vụ rơi máy bay chết người đã từng xảy ra với Yakovlev Yak-40. Hầu hết những sự cố này đều xảy ra lúc máy bay sắp đến sân bay hoặc sắp hạ cánh mà trong đó thời tiết là một nguyên nhân. Cả ba vụ tai nạn chết người đều xảy ra trong mưa to.

Các vụ "tai nạn trong gang tấc" xảy ra thường xuyên [cần dẫn nguồn], nhưng nguyên nhân chính là do ngành hàng hàng không và hàng không dân dụng Việt Nam thường xuyên lớn mạnh và điều chỉnh theo công nghệ hiện đại, tạo ra một khoảng cách công nghệ mà các nhân viên điều khiển không lưu cần phải bù lấp.

Trong những vụ sau đây, lỗi phi công trong lúc tiến đến gần sân bay hay hạ cánh có thể là nguyên nhân chính của tai nạn. Theo báo cáo, lối suy nghĩ theo bài vở cũ được xem là nhân tố chính trong những trường hợp mà phi công bộc lộ tâm lý không dễ chịu khi phải hoãn hạ cánh.

Các vụ tai nạn chết người

Thời gianLoại máy bayĐịa điểmMô tả thiệt hại
Ngày 14 tháng 11 năm 1992Yakovlev Yak-40 (sản xuất năm 1976)Thung lũng Ô Kha gần sân bay Nha Trang trong một cơn bão nhiệt đới (xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh)29 người thiệt mạng và chỉ có một hành khách Hà Lan là Annette Herfkens sống sót do phải mất gần 8 ngày để đội cứu hộ đến được hiện trường. Chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn.
Ngày 3 tháng 9 năm 1997Tupolev Tu-134(Nga sản xuất năm 1984)Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh, Campuchia (xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh)Chiếc Tupolev đang tiến gần đến đường băng sân bay Pochentong từ độ cao 2.000 mét trong trời mưa to. Vào thời điểm này, trạm điều khiển yêu cầu phi công cố gắng hạ cánh từ phía tây bởi vì gió. Tổ lái sau đó mất liên lạc với trạm điều khiển. Ba phút sau, chiếc máy bay va chạm với cây cối ở tầm thấp làm hư cánh trái. Chiếc máy bay trượt dài 180 mét vào một ruộng lúa khô nước trước khi nổ tung. Sau vụ việc, lỗi phi công được xác định là nguyên nhân của vụ tai nạn; phi công tiếp tục hạ độ cao từ 2.000 mét xuống 30 mét cho dù không nhìn thấy đường băng, mặc kệ lời yêu cầu quay lại của người phụ lái và kỹ sư chuyến bay. Khi máy bay đâm vào cây, người phi công cuối cùng mới nhận ra rằng đường băng không nằm trong tầm nhìn và cố gắng hủy bỏ hạ cánh; người kỹ sư dùng toàn lực động cơ nhưng chiếc máy bay không thể điều khiển và xoay trái; động cơ bên phải ngừng hoạt động nên không thể nào nhấc máy bay lên được. Hậu quả làm thiệt mạng 64 trong tổng số 66 hành khách và phi hành đoàn. Chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn.
Ngày 9 tháng 9 năm 1988Tupolev Tu-134Bangkok (xuất phát từ Hà Nội)Chiếc máy bay đi vào vùng bão và bị sét đánh làm máy bay bị phá hủy hoàn toàn, đứt thành ba đoạn. Chiếc máy bay nổ sau khi rơi xuống một cánh đồng cách Sân bay quốc tế Bangkok 6 km. 76 người thiệt mạng, có ba người may mắn sống sót trong vụ này gồm 1 phi công, 1 nữ tiếp viên và 1 hành khách (Cao Trần Quyết Thắng - cán bộ Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước).[69]

Các vụ tai nạn không có thương vong

Thời gianLoại máy bayĐịa điểmMô tả thiệt hại
Ngày 12 tháng 1 năm 1991Tupolev Tu-134sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất76 hành khách đã bị rơi khi chuẩn bị hạ cánh xuống. Từ 9 mét, chiếc Tupolev bỗng nhiên mất độ cao, rơi mạnh xuống với càng trái chạm đường băng trước tiên.
Ngày 25 tháng 11 năm 1994Tupolev Tu-134Phnom Penh, Campuchia40 hành khách va chạm mạnh khi hạ cánh tại bởi vì càng hạ cánh bị gãy
Ngày 23 tháng 12 năm 1994Yakovlev Yak-40sân bay Liên Khươngbị trượt khỏi đường băng trong điều kiện thời tiết xấu và tầm nhìn thấp làm 18 hành khách bị thương.
Ngày 16 tháng 11 năm 1996Tupolev Tu-134sân bay quốc tế Đà NẵngChiếc máy bay xoay sang đường băng bên trái khi chiếc càng đổ sụp ngay sau khi hạ cánh.
Ngày 12 tháng 9 năm 1998Boeing 767sân bay quốc tế Tân Sơn Nhấttrượt khỏi đường băng trong lúc cất cánh sau khi phi công mất điều khiển phương hướng của máy bay. Hành khách được sơ tán qua các ống trượt thoát hiểm. Một vài hành khách nói rằng họ thấy vài tia lửa bắn ra từ động cơ trong lúc nó chạy ra ngoài đường băng.[cần dẫn nguồn]
Ngày 19 tháng 7 năm 2002:Airbus A320Phnom Penhkhông thể cất cánh vì bánh xe vỡ trong lúc nó đang trên đường đi ra đường băng.
Ngày 22 tháng 8 năm 2002Airbus A320sân bay quốc tế Tân Sơn Nhấthạ cánh khẩn cấp sau khi một con chim đâm vào cửa sổ buồng lái. Vụ việc xảy ra không lâu sau khi cất cánh. Chuyến bay bị trễ khoảng 1 giờ trước khi chiếc máy bay thay thế được mang đến.
Ngày 29 tháng 10 năm 2004Airbus A321sân bay quốc tế Nội Bàikhông thể mở càng máy bay ra trước khi hạ cánh xuống. Chiếc máy bay tuyên bố tình trạng khẩn cấp và hạ cánh mà không có càng trên đường băng phủ bọt.
Ngày 17 tháng 04 năm 2006Boeing 777không phận Ukraina, Ba Lan, Cộng hòa SécXuất phát từ Hà Nội đến Frankfurt và mất liên lạc với trạm điều khiển mặt đất trong vòng hơn một tiếng khi bay qua không phận Ukraina, Ba Lan, Cộng hòa Séc. Không quân Séc đã phải điều hai máy bay chiến đấu lên áp tải. Sau đó, các phi công đã nhận ra lỗi không bật hệ thống liên lạc lên. Máy bay hạ cánh an toàn tại Frankfurt.
Ngày 15 tháng 1 năm 2007Boeing 777Baku, AzerbaijanChiếc máy bay từ sân bay Charles de Gaulle, Paris đến Hà Nội đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi phát hiện vết rạn trên kính buồng lái. Toàn bộ 300 hành khách đã phải trú tạm một ngày ở Baku trước khi được chuyển về Hà Nội.
Ngày 26 tháng 01 năm 2007sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtSau 45 phút bay, máy bay bị sự cố giảm áp và phải trở về nơi xuất phát. Hành khách nói rằng trong khoang hành khách có mùi khét, nhiều người cảm thấy khó thở vì áp suất không khí thay đổi. 100 hành khách trên chuyến bay trên được bố trí sang máy khác, trở lại hành trình lúc 0g15’ ngày 27 tháng 1.
Ngày 30 tháng 7 năm 2008Boeing 777Sân bay quốc tế NaritaBị bốc khói ở động cơ bên phải khi hạ cánh.[70].
Ngày 7 tháng 8 năm 2009Airbus A320Trong chuyến bay NHA-SGN, máy bay mang số hiệu VN453 phải hạ cánh khẩn cấp vì có dấu hiệu bất thường trong hệ thống dầu thủy lực ở càng máy bay. Toàn bộ 164 hành khách (26 trẻ em, 2 trẻ sơ sinh, tổ bay, hành lý và hàng hóa) đều an toàn và được sơ tán khỏi máy bay trong vòng 5 phút.
Ngày 21 tháng 10 năm 2013ATR 72sân bay quốc tế Đà NẵngMáy bay mang số hiệu VN1673 cất cánh từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) thực hiện chuyến bay đi Đà Nẵng chở theo 41 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn và sau khi máy bay hạ cánh mới phát hiện ra máy bay gãy càng mũi và lốp đã bị rơi ra. Tuy nhiên, rất may máy bay vẫn hạ cánh an toàn bằng một bánh mũi còn lại.

Các sự cố khác

  • Ngày 17 tháng 4 năm 2006, chuyến bay VN 545 của Vietnam Airlines bay đi Frankfurt (Đức) đã bị yêu cầu hạ cánh khẩn cấp xuống lãnh thổ Cộng hòa Séc. Một số nguồn tin cho rằng, nguyên nhân của sự cố là do tổ bay đã ngủ quên, khi chiến đấu cơ của Cộng hòa Séc xuất hiện mới tỉnh giấc. Vụ việc được một quan chức Vietnam Airlines giải thích rằng khi đến không phận của châu Âu phi công đặt sai tần số nên dưới mặt đất không liên lạc được. Hai phi công vi phạm đã bị tạm đình chỉ bay và phải tham dự các khóa đào tạo lại.[71]

Người nổi tiếng mất do tai nạn của Vietnam Airlines

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam http://www.airlinequality.com/Airlines/VN.htm http://www.boeing.com/commercial/customers/vietnam... http://www.cargonewsasia.com/secured/article.aspx?... http://www.flightglobal.com/news/articles/two-new-... http://www.flightglobal.com/news/articles/vietnam-... http://www.flightglobal.com/news/articles/vietnam-... http://www.flightglobal.com/news/articles/vietnam-... http://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1990/1... http://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1991/1... http://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1994/1...